Để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả cao, ngoài nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cũng nên nằm lòng một số bí quyết. Trang trại chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi chim bồ câu hiệu quả:
- Cho chim tập làm quen với kẻ thù: Chim bồ câu sợ nhất là mèo và rắn, nên tập cho chim làm quen với chúng bằng cách: Cứ mỗi lần cho chim ăn anh kèm theo con mèo bên cạnh. Lần đầu cho chim thấy mèo, lần sau bắt 2 con lên tay, lần nữa thả mèo cùng ăn với chim. Dần dần 2 con gần gũi nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Bằng cách đó anh dùng con rắn nhựa làm quen với chim, cho rắn vào chuồng chim. Cứ như thế đàn chim của anh coi mèo, rắn là bạn bè vì thế mà không bỏ đi nơi khác.
- Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Để giữ chúng cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt.
- Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.
- Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
- Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16–18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi chim bồ câu thì tìm đầu ra cho sản phẩm này không khó. Nhu cầu của người dân, các nhà hàng, khách sạn tiêu thụ thịt chim bồ câu khá cao. Một cặp giống bán ra trung bình khoảng 700-800 ngàn đồng, còn bồ câu ra ràng 130 ngàn đồng/cặp.
Kết quả chăn nuôi phụ thuộc vào việc chuẩn bị bồ câu trước mùa sinh sản và sự chăm sóc chúng trong thời kỳ đẻ trứng.
Hy vọng bài viết có thể đem lại cho người đọc những cái nhìn mới mẻ và hướng làm giàu khả quan từ hình thức kinh doanh này.
Bồ câu non khó phân biệt trống mái. Sự phân biệt chỉ thuận lợi khi chim đã lớn, sinh dục đã chín muồi. Chim trống thường có thể trọng lớn hơn chim mái, mình đầy, cơ bắp lớn hơn, đầu to vào chân to hơn. Con mái có khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng, đầu nhỏ và nhanh.
Trong khi tắm, chim trống thường đùa giỡn, hai cánh khẽ đập nước và gù với chim mái.
Chim câu biểu lộ tình yêu và lòng chung thủy bằng chế độ 1
vợ 1 chồng. Chúng thường luôn ở bên nhau cả khi bay đi kiếm mồi, khi tắm hoặc nghỉ ngơi. Chỉ trong thời gian ấp trứng chúng mới chịu tạm lẻ đôi. Khi đó chim mái ấp trứng, chim trống bay đi kiếm mồi
và ngược lại. Nếu vì lý do nào đó một con bị lạc hoặc chết, con còn lại sẽ bỏ tổ bay đi nơi khác, có thể bay đi tìm bạn đời.
Kết quả chăn nuôi phụ thuộc vào việc chuẩn bị bồ câu trước mùa sinh sản và sự chăm sóc chúng trong thời kỳ đẻ trứng.
Mỗi lứa chim bồ câu mái đẻ 2 trứng, rất hiếm trường hợp chim đẻ 1 trứng. Trứng chim hình bầu dục, vỏ sáng màu trắng. Trọng lượng trứng trung bình 16-18g, tùy thuộc ở các giống chim khác nhau trứng có thể to hơn hoặc nhỏ hơn. Mùa giao phối của chim bắt đầu từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó, bồ câu có thể đẻ được 5-6 lứa trứng. Khoảng cách giữa lứa thứ 3 và 4 là 50-55 ngày. Người nuôi chim phải theo dõi quá trình chim đẻ trong từng ổ (trong các ngăn đặt ổ rơm), đánh dấu vào trứng và khi thấy trứng đẻ không bình thường thì thay đổi hoặc tăng cường thức ăn protein và chất khoáng.
Bản năng ấp của chim xuất hiện đầy đủ sau khi đẻ 2 trứng nhưng cũng có trường hợp mới đẻ 1 trứng chim đã nằm ấp, trường hợp này chim non nở không cùng thời gian. Ở cả bồ câu hoang dại và bồ câu nhà, con trống và con mái đều tham gia ấp trứng. Con này ấp thì con kia đi kiếm mồi, đảm bảo giữ ổ ấp ở nhiệt độ cần thiết cho trứng nở. Nhiệt độ ấp trứng ở bồ câu khá cao, khoảng 400C trên bề mặt và 370C ở dưới ổ.
Chim trống thay ấp với chim mái 3-4 giờ / 1 ngày đêm. Thường ở lứa đầu chim ấp kém. Chim đẻ từ lứa thứ 2 trở đi việc ấp sẽ tốt hơn và tỷ lệ trứng cũng cao hơn. Phôi bồ câu phát triển trong 17 ngày đêm thì nở.
Chọn bồ câu làm giống
Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, không có dị tật, lanh lợi.
Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hớn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nghiên lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.
Các dòng bồ câu Pháp nhập vào Việt Nam.
Chim bồ câu là loại gia cầm được thuần hóa rất sớm. Ở nước ta chim bồ câu được nuôi trừ lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như ở Đông Anh (Hà Nội), Tiên Sơn (Bắc Ninh),… Tuy nhiên nuôi chim bồ câu để lấy thịt vẫn là chính. Thịt bồ câu ngon và bổ, bồ câu ra giàng (28 ngày tuổi) trong thịt chứa 17,5% protein; 3% lipit. Bồ câu ta nhỏ con (300-400g/con), mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống bồ câu khác nhau, một số giống được chọn lọc cho năng suất thịt rất cao như chim bồ câu Pháp, chim bồ câu Vua của Mỹ…
Tháng 9 năm 1996, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao nghiên cứu và nuôi giữ một dòng bồ câu Pháp được ký hiệu là VN1. Đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, khối lượng chim ra giàng đạt 530-580/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ sống đạt 94-99%.
Nhằm mục đích giúp cho chăn nuôi bồ câu đạt hiệu quả kinh tế cao, làm phong phú tập đoàn giống, tháng 5/1998 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương nhận tiếp 2 dòng chim bồ câu pháp mới: TiTan & Mimas:
*Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất đạt 590g.
*Dòng “siêu nặng” TiTan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu… khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim nón lúc 28 ngày tuổi đạt 700g
Chim bồ câu là loại gia cầm được thuần hóa rất sớm. Ở nước ta chim bồ câu được nuôi trừ lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như ở Đông Anh (Hà Nội), Tiên Sơn (Bắc Ninh),… Tuy nhiên nuôi chim bồ câu để lấy thịt vẫn là chính. Thịt bồ câu ngon và bổ, bồ câu ra giàng (28 ngày tuổi) trong thịt chứa 17,5% protein; 3% lipit. Bồ câu ta nhỏ con (300-400g/con), mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống bồ câu khác nhau, một số giống được chọn lọc cho năng suất thịt rất cao như chim bồ câu Pháp, chim bồ câu Vua của Mỹ…
Tháng 9 năm 1996, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao nghiên cứu và nuôi giữ một dòng bồ câu Pháp được ký hiệu là VN1. Đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, khối lượng chim ra giàng đạt 530-580/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ sống đạt 94-99%.
Nhằm mục đích giúp cho chăn nuôi bồ câu đạt hiệu quả kinh tế cao, làm phong phú tập đoàn giống, tháng 5/1998 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương nhận tiếp 2 dòng chim bồ câu pháp mới: TiTan & Mimas:
*Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất đạt 590g.
*Dòng “siêu nặng” TiTan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu… khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim nón lúc 28 ngày tuổi đạt 700g
Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim
Nuôi 1 cặp bồ câu với khối lượng trưởng thành 700 – 800 gam để sản xuất ra 1 đôi chim con nặng trung bình 550 gam khi 1 tháng tuổi, cần chi phí thức ăn:
- Cho duy trì là 28 kg thức ăn (có mức ME 3.000 – 3.200 kcal/kg, CP là 11 – 12%);
- Cho sản xuất là 1,850 kg thức ăn (có mức ME 3.000 – 3.200 kcal/ kg, CP là 14 – 16%) cho 1 chim bồ câu ra ràng.
Tính ra, cần tiêu tốn 3,360 kg thức ăn/ 1 kg bồ câu con.
Bảng: Khẩu phần của chim sinh sản và chim non
Thành phần
Chim sinh sản
Ra ràng tới 6 tháng tuổi
Bột ngô (%)
50
50
Đậu xanh (hoặc đậu các loại) (%)
30
25
Gạo lứt (%)
19
24
Premix khoáng và vitamin (%)
1
1
Nồng độ protein thô (%)
13
12,3
Nồng độ ME (Kcal/kg)
3.165
3.185
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): premix khoáng: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.
Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn hỗn hợp chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương... Riêng đỗ tương có hàm lượng chất béo cao nên cần cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn bột đường: thóc, ngô, gạo, cao lương... trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên cần bổ sung sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim (trộn cùng với muối ăn và premix khoáng).
Cách phối trộn thức ăn
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:
Thức ăn cơ bản: hạt đậu đỗ 25-30%, ngô và thóc gạo 70-75%
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): premix khoáng: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.
Bảng: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường
Nguyên liệu
Chim sinh sản
Chim dò
Ngô (%)
50
50
Đỗ xanh (%)
30
25
gạo xay (%)
20
25
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng ME (Kcal/kg)
3165,5
3185,5
Protein (%)
13,08
12,32
ME/P
242,08
258,5
Ca (%)
0,129
0,12
P (%)
0,429
0,23
Bảng: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường kết hợp với thức ăn hỗn hợp cho gà
Nguyên liệu & giá trị dinh dưỡng
Chim sinh sản
Chim dò
Cám viên proconco C24 (%)
50
33
Ngô hạt đỏ (%)
50
67
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng ME (Kcal/kg)
3000
3089
Protein (%)
13,5
11,99
Xơ thô (%)
4,05
3,49
Ca (%)
2,045
1,84
Photpho tiêu hóa (%)
0,40
0,25
Lyzin (%)
0,75
0,52
Methionin (%)
0,35a
0,29
Cách cho ăn:
- Thời gian: 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8-9 h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng: thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 khối lượng cơ thể.
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày.
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg.
Nuôi 1 cặp bồ câu với khối lượng trưởng thành 700 – 800 gam để sản xuất ra 1 đôi chim con nặng trung bình 550 gam khi 1 tháng tuổi, cần chi phí thức ăn:
- Cho duy trì là 28 kg thức ăn (có mức ME 3.000 – 3.200 kcal/kg, CP là 11 – 12%);
- Cho sản xuất là 1,850 kg thức ăn (có mức ME 3.000 – 3.200 kcal/ kg, CP là 14 – 16%) cho 1 chim bồ câu ra ràng.
Tính ra, cần tiêu tốn 3,360 kg thức ăn/ 1 kg bồ câu con.
Bảng: Khẩu phần của chim sinh sản và chim non
Thành phần
|
Chim sinh sản
|
Ra ràng tới 6 tháng tuổi
|
Bột ngô (%)
|
50
|
50
|
Đậu xanh (hoặc đậu các loại) (%)
|
30
|
25
|
Gạo lứt (%)
|
19
|
24
|
Premix khoáng và vitamin (%)
|
1
|
1
|
Nồng độ protein thô (%)
|
13
|
12,3
|
Nồng độ ME (Kcal/kg)
|
3.165
|
3.185
|
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): premix khoáng: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.
Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn hỗn hợp chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương... Riêng đỗ tương có hàm lượng chất béo cao nên cần cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn bột đường: thóc, ngô, gạo, cao lương... trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên cần bổ sung sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim (trộn cùng với muối ăn và premix khoáng).
Cách phối trộn thức ăn
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:
Thức ăn cơ bản: hạt đậu đỗ 25-30%, ngô và thóc gạo 70-75%
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): premix khoáng: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.
Bảng: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường
Nguyên liệu
|
Chim sinh sản
|
Chim dò
|
Ngô (%)
|
50
|
50
|
Đỗ xanh (%)
|
30
|
25
|
gạo xay (%)
|
20
|
25
|
Giá trị dinh dưỡng
| ||
Năng lượng ME (Kcal/kg)
|
3165,5
|
3185,5
|
Protein (%)
|
13,08
|
12,32
|
ME/P
|
242,08
|
258,5
|
Ca (%)
|
0,129
|
0,12
|
P (%)
|
0,429
|
0,23
|
Bảng: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường kết hợp với thức ăn hỗn hợp cho gà
Nguyên liệu & giá trị dinh dưỡng
|
Chim sinh sản
|
Chim dò
|
Cám viên proconco C24 (%)
|
50
|
33
|
Ngô hạt đỏ (%)
|
50
|
67
|
Giá trị dinh dưỡng
| ||
Năng lượng ME (Kcal/kg)
|
3000
|
3089
|
Protein (%)
|
13,5
|
11,99
|
Xơ thô (%)
|
4,05
|
3,49
|
Ca (%)
|
2,045
|
1,84
|
Photpho tiêu hóa (%)
|
0,40
|
0,25
|
Lyzin (%)
|
0,75
|
0,52
|
Methionin (%)
|
0,35a
|
0,29
|
Cách cho ăn:
- Thời gian: 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8-9 h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng: thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 khối lượng cơ thể.
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày.
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg.